Ghép xương trong cấy ghép implant được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp có mật độ xương hàm không đạt tiêu chuẩn để đặt trụ Implant. Nhưng 2 chữ “ghép xương” đôi khi lại gây lo sợ với đa số bệnh nhân. Quý khách không cần lo lắng về phương pháp điều trị này, kỹ thuật này nhằm bổ sung thêm xương vào vị trí bị tiêu xương. Từ đó làm ổn định cấu trúc hàm, giúp khả năng thành công khi cấy ghép Implant cao hơn. Nha Khoa Pari’s sẽ chia sẻ những thông tin sau đây để Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn
Ghép xương implant có đau không? Và những điều cần biết
Ghép xương trong trồng răng implant là gì?
Ghép xương răng (Cấy ghép màng xương) trong trồng răng Implant là kỹ thuật sử dụng những miếng màng xương nhân tạo, để đặt trực tiếp vào vùng mô mềm vừa được ghép xương. Nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm. Nó cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa cấy ghép, giúp nhanh chóng lành thương hơn. Màng xương sử dụng trong cấy ghép Implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô.
Trong cấy ghép Implant thì cấy ghép màng xương không phải là kỹ thuật bắt buộc thực hiện trong tất cả các trường hợp. Chỉ trong vài trường hợp xương hàm của bệnh nhân không đủ các điều kiện về số lượng, chất lượng, bác sĩ mới chỉ định ghép màng xương.
Kỹ thuật cấy ghép màng xương thường đi đôi với ghép xương nhân tạo, nhằm bổ trợ cho quá trình ghép xương hàm diễn ra an toàn và xương nhanh tích hợp với cơ thể.
Cấy ghép màng xương còn có vai trò quan trọng trong việc giữ vững trụ Implant bền chắc, đảm bảo quá trình trồng răng Implant được thực hiện thành công.
Những trường hợp nào thì cần ghép xương răng trước khi thực hiện cấy ghép Implant?
– Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm. Xương ổ răng đóng vai trò nâng đỡ và bao bọc chân răng, Khi tiêu xương, ổ răng bị thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều cao. Khi cấy ghép trụ Implant vào sẽ không còn chỗ đứng.
– Mang hàm giả lâu năm làm cho xương hàm bị thiếu hụt và bị tiêu
– Xương hàm bị di chứng hoặc chấn thương từ việc phẫu thuật răng hàm mặt từ trước làm biến đổi thể tích và cấu trúc xưng hàm của răng
– Xương hàm quá mỏng, mềm hoặc yếu. Vấn đề này thường do bẩm sinh, nên muốn cấy trụ Implant trong trường hợp này phải cấy ghép xương răng để tăng mật độ xương.
– Do các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy… làm ảnh hưởng đến chất lượng xương răng. Xương yếu đi hoặc không đủ diện tích để cấy ghép Implant.
Những trường hợp không nên cấy ghép xương implant
– Người lớn tuổi, sức khỏe toàn thân kém không đủ điều kiện phẫu thuật.
– Người nghiện rượu bia, thuốc lá nặng không thể từ bỏ.
Quy trình 4 bước ghép xương cấy Implant
Dưới đây là quy trình ghép xương Implant với 4 bước:
Bước 1: Khám, chụp phim và tư vấn với bác sĩ
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, chụp phim khảo sát mật độ xương hàm để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Bước 2: Xét nghiệm máu
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra xem có các vấn đề gì trước khi thực hiện ghép xương hay không.
Bước 3: Thực hiện ghép xương
Bác sĩ tiến hành các biện pháp vô cảm như gây tê/tiền mê rồi mở vạt lợi, ghép xương vào xương hàm và khâu đóng vạt niêm mạc, sát trùng.
Bước 4: Tái khám
Bệnh nhân đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra vết thương và đánh giá mức độ ổn định của xương hàm trước khi cấy ghép Implant.
Ghép xương implant có đau không?
Kỹ thuật ghép xương ổ răng là tạo phần xương hàm nhân tạo giả lấp vào phần bị tiêu biến nhằm có phần nâng đỡ vững chắc để trồng răng Implant, trong quá trình ghép xương ổ răng hoàn toàn không đau.
Ghép xương hàm Implant bao lâu thì lành?
Sau khi cấy ghép xương nhân tạo, vết thương cần 2 – 6 tháng để phục hồi, tùy cơ địa mỗi người mà thời gian lành thương sẽ khác nhau. Khi vết thương đã lành hẳn, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương hàm đã đạt chuẩn hay chưa và thực hiện cắm Implant ở bước tiếp theo.
Sau khi phẫu thuật ghép xương cần lưu ý những gì?
-
Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng bàn chải mềm, hạn chế tối đa tác động vào cùng xương vừa ghép.
-
Kết hợp sử dụng dịch sát khuẩn phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm ở khu vực vừa phẫu thuật.
-
Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng 10 ngày để tránh nhiễm trùng.
-
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để mau chóng phục hồi sức khỏe. Lưu ý không sử dụng những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá dai, gây ảnh hưởng đến vết mổ.
-
Nếu vị trí phẫu thuật có những dấu hiệu như sưng tấy, đau nhức, chảy máu hoặc dịch mủ… người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và kịp thời xử lý.