Kiến Thức Nha Khoa

Phục hình sứ cho răng hô móm

Paris Bình Dương 01/07/2023

Phục hình sứ cho răng hô, răng móm là phương pháp giúp phục hình lại răng bị sai khớp cắn ở mức độ nhẹ mà không cần phải chỉnh hình răng. Phục hình sứ cho răng hô, răng móm giúp giảm thời gian điều trị rất nhiều so với chỉnh hình.

Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

Răng hô, răng móm là gì?

Răng hô hay còn gọi là răng vẩu, là tình trạng các răng hàm trên mọc hướng ra ngoài quá nhiều, thậm chí có những trường hợp nặng thì không thể mím chặt môi.

Răng móm là tình trạng xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, cằm lệch, gây mất hài hòa khuôn mặt.

Răng hô, răng móm khiến bạn mất tự nhiên, thiếu tự tin khi cười nói, không những vậy mà vấn đề ăn nhai cũng gặp khó khăn khi các răng cửa hàm trên và dưới không thể chạm khớp. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

Phục hình sứ cho răng hô, răng móm là phương pháp gì?

Phục hình sứ là phương pháp giúp phục hình lại răng trong các trường hợp răng bị gãy vỡ, hô, lệch lạc, răng đã chữa tủy hay các bệnh lý về răng miệng phải nhổ bỏ khỏi cung hàm …với hình dáng và màu sắc giống như răng thật theo một tỉ lệ nhất định. Cấu tạo của răng sứ chỉ bao gồm phần sườn và phần sứ phủ bên ngoài, còn răng thật có lớp men, ngà răng và tủy răng. Khi bọc răng sứ, thì răng sứ giống như một chiếc vỏ bên ngoài, bao bọc phần cùi răng bên trong không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như vi khuẩn, hóa chất, nhiệt độ … giúp kéo dài tuổi thọ của răng.

Trước đây, trong các trường hợp răng bị hô, vẩu thì chỉnh nha là phương pháp được mọi người lựa chọn. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của ngành nha khoa hiện đại đã mở ra một phương pháp mới, điều trị bằng các kỹ thuật đơn giản, ít tốn thời gian của bệnh nhân hơn đó là phương pháp phục hình răng sứ cho răng hô, răng móm.

Trong quá trình phục hình răng sứ cho răng hô, răng móm, mão sứ sẽ được tạo hình sao cho khi ướm lên cùi răng thật thì chiếc răng đó sẽ ngang bằng với các răng khác trên cung hàm và không bị nhô ra ngoài. Quá trình bọc răng sứ phải được tiến hành bởi các bác sĩ giỏi, không chỉ am hiểu về các vấn đề răng hàm mặt, mà còn phải có cái nhìn về thẩm mỹ tốt thì mới giúp bệnh nhân có một nụ cười như ý.

Phục hình sứ cho răng hô, răng móm mất bao lâu?

Với phương pháp phục hình sứ cho răng hô, răng móm, bệnh nhân sẽ được điều trị nhanh chóng, chỉ cần đến khoảng 3- 4 lần khám để có thể hoàn tất được quá trình bọc sứ mà không phải tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng móm hay răng hô nào cũng có thể bọc răng sứ được. Vì vậy bạn nên đến các trung tâm để được tư vấn với vấn đề răng miệng của bạn.

Đối với trường hợp răng cửa thưa: Bạn có thể điều trị bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ để hồi phục lại vẻ đẹp cho hai răng cửa bị thưa của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, vì nó tồn tại một số nhược điểm đáng kể: Màu sắc của chất trám chỉ giữ được một thời gian khoảng 2-5 năm, sau đó màu composite sẽ bị đổi thành sậm hơn, nâu hơn, đục hơn men răng. Đến giai đoạn này sẽ phải trám lại miếng trám khác.

Phương pháp bọc răng sứ sẽ khắc phục toàn bộ những nhược điểm trên, mang lại tính bền vững cả về chức năng ăn nhai và vẻ thẩm mỹ cho răng điều trị. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp cầu răng sứ để trồng lại đơn vị răng bị mất. Hai răng bên cạnh (răng khểnh và răng hàm) sẽ được sử dụng để làm trụ.

Đối với trường hợp răng bị hô nhẹ: Trong điều trị nha khoa, cần phân biệt hô răng và hô xương. Nếu quan sát không kỹ rất dễ nhầm lẫn giữa hai trường hợp này.

Hô răng tức là răng hàm trên mọc hướng ra ngoài. Nếu tính từ chân răng đến cạnh cắn của răng so với một đường thẳng đứng (tưởng tượng), sẽ có một góc khoảng từ 30 đến 45 độ

Hô xương là toàn bộ phần xương hàm trên hướng ra ngoài, nếu so với một đường thẳng đứng cũng có một góc nghiêng khá lớn. Bọc răng sứ hoặc chỉnh nha là phương pháp can thiệp, chỉnh sửa trên bản thân chiếc răng cần điều trị. Trong trường hợp hô răng thì một trong hai phương pháp này sẽ đem lại được hàm răng đẹp cho bệnh nhân. Còn trong trường hợp hô xương thì hai phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng.

Vì vậy, đối với trường hợp hô xương, cần phải áp dụng thêm phương pháp điều trị mài vạt xương hàm, viền xương ổ răng để cải thiện tình trạng xương bị hô.

Đối với trường hợp răng bị sâu: Trám răng không phải là phương pháp hữu hiệu để chấm dứt sâu răng. Trám lỗ sâu chỉ là tạm thời làm ngưng sâu răng, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sâu răng sẽ tái phát. Mặt khác, chất trám không thể thay thế được men và ngà răng nên rất dễ bể, dễ sút khi bệnh nhân có thói quen ăn nhai với thức ăn quá cứng.

Vì thế, người bệnh thường được khuyên bọc răng sứ bên ngoài răng sâu tăng độ bền chắc và tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Nha khoa Pari’s

icon icon