Răng khôn là răng số 8 mọc sau cuối cùng của hàm. Răng khôn không có chức năng gì nổi bật, hơn nữa nếu chúng mọc lệch sẽ gây ra chèn ép các răng bên cạnh và sưng đau,…Nhổ răng khôn là giải pháp chấm dứt cơn đau và ngăn ngừa biến chứng được nhiều người lựa chọn. Vậy việc nhổ răng khôn có nguy hiểm không và sau khi nhổ người bệnh cần lưu ý điểm gì?
Răng khôn là gì? Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Răng khôn là gì?
Răng khôn là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng hai hàm răng, khi mà xương hàm của chúng ta đã ngừng phát triển. Răng số 8 thường phát triển ở những người từ 17 tuổi – 25 tuổi, dù vậy cũng có một số người mọc răng ngoài giai đoạn này. Theo đó, sẽ có 4 chiếc răng khôn ở mỗi người chúng ta với mỗi hàm 2 chiếc.
Vì mọc ở sát vách và trong cùng cửa hàm nên răng khôn thường dẫn đến tình trạng mọc đâm xiên, mọc lệch vào răng bên cạnh dẫn đến sưng lợi, đau răng, nhiễm trùng vùng lợi quanh răng. Bên cạnh đó, răng khôn thường được nhổ bỏ vì không có công dụng nổi bật gì.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Ngày nay, tiểu phẫu nhổ răng khôn rất phổ biến và cũng hiếm khi xảy ra biến chứng do được thực hiện bằng công nghệ, máy móc hiện đại.
Dù vậy, nếu không đảm bảo quy trình và lựa chọn địa chỉ kém chất lượng vẫn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ khi nhổ răng khôn như:
- Chảy máu kéo dài: Biến chứng này thường gặp ở những người bị rối loạn đông máu. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân uống rượu bia hay hút thuốc lá ngay sau khi nhổ cũng gây ra hiện tượng này.
- Nhiễm trùng: Tay nghề bác sĩ kém, thực hiện nhổ răng sai kỹ thuật hoặc không chăm sóc, vệ sinh răng đúng cách sau nhổ răng, rất dễ gây nhiễm trùng, sưng viêm, xuất hiện ổ mủ có máu, sốt cao…
- Dây thần kinh bị tổn thương: Một số trường hợp bác sĩ nhổ răng thiếu kinh nghiệm và chuyên môn có thể tác động đến hệ dây thần kinh dưới răng, gây ra đau nhức kéo dài. Thậm chí, trường hợp nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng, phá hủy xương hàm và mô nướu.
- Thủng xoang hàm trên hoặc gãy xương hàm dưới: Nếu bác sĩ thực hiện tiểu phẫu răng khôn không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể làm thủng xoang hàm hoặc gãy xương hàm. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng sau khi nhổ bỏ răng khôn, bệnh nhân cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau khi nhổ, cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
Những dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc
1. Vùng quanh lợi đau nhức
Khi răng bắt đầu nhú, bạn sẽ có cảm giác ê buốt và đau nhức từ bên trong. Cơn đau này thường kéo dài và tăng dần khi răng số 8 càng phát triển. Lúc đầu, vùng lợi quanh chỗ mọc răng sẽ đau nhức. Nếu mọc lệch sẽ đau lan sang bên cạnh và các vị trí còn lại.
Răng khôn thường không mọc lên liên tục 1 lần mà thường kéo dài nên bạn cần chuẩn bị tinh thần trước những cơn đau này.
2. Sưng lợi
Khi răng khôn mọc, hàm của bạn sẽ có cảm giác nặng nề hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ăn nhai, cử động cơ miệng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Một số người nuốt nước bọt đau hay thậm chí là không mở được hàm.
3. Đau đầu và sốt
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn. Nguyên nhân là do lúc này nhiệt độ cơ thể tăng kèm theo những cơn đau nhức cũng khiến thân nhiệt nóng hơn bình thường. Thế nhưng, khi răng đã ổn định thì cơn sốt cũng nhanh chóng biến mất.
4. Chán ăn
Mọc răng khôn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức làm xuất hiện tình trạng chán ăn. Ngoài ra, trong quá trình ăn nhai nếu thức ăn đụng vào vị trí lợi đang sưng gây cảm giác đau, khó chịu dẫn đến không muốn ăn.
Mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Răng khôn mọc ở cuối cùng trong cung hàm nên quá trình mọc thường gặp nhiều khó khăn. Răng có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm đồng thời gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.
5. Viêm nướu, viêm lợi trùm, viêm nha chu
Thức ăn thừa còn sót lại trong miệng rất dễ dính vào răng số 8 nếu chúng mọc lệch. Lâu ngày khiến nướu sưng đỏ, chân răng bị viêm,…thậm chí là hình thành túi mủ gây khó khăn trong cử động miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến phần xương quanh răng và các răng bên cạnh bị phá hủy, nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng.
6. Sâu răng
Răng khôn nếu mọc lệch sẽ cùng với răng số 7 hình thành những khe hở giắt thức ăn. Do vậy, việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, khó chải sạch và là nơi trú ngụ của vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Theo thời gian, răng sẽ bị sâu và dần lan sang răng số 7.
7. Răng mọc chen chúc nhau
Do không đủ chỗ trên cung hàm nên khi mọc, răng khôn sẽ mọc lệch và đâm sang răng số 7 bên cạnh. Nguy hiểm hơn răng số 8 sẽ đâm thủng phần thân răng số 7 gây viêm. Trong trường hợp này, nếu không nhổ răng số 8 sớm có thể mất luôn răng số 7.
Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn
Người bệnh cẩn thận khi vệ sinh răng miệng cả trước và sau nhổ răng khôn.
1. Chuẩn bị trước khi nhổ răng khôn
Trong cuộc gặp với bác sĩ, người bệnh nên:
- Thông tin đến bác sĩ tình trạng sức khỏe của bạn.
- Liệt kê tất cả các loại thuốc bạn đang dùng để điều trị, hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
- Thảo luận với bác sĩ loại thuốc gây tê sẽ sử dụng.
- Hỏi về thời gian bạn cần nghỉ ngơi để hồi phục sau phẫu thuật để lên kế hoạch hoặc sắp xếp thời gian nhổ răng hợp lý.
2. Chăm sóc răng khôn sau khi nhổ
Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp cho quá trình hồi phục tiến triển nhanh hơn. Trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật bạn nên:
- Chườm lạnh trong 24 giờ đầu giúp khắc phục tình trạng chảy máu hoặc thay đổi màu da.
- Tiến hành chườm ấm từ ngày thứ 2 sau nhổ để giảm sưng đau.
- Luyện tập cơ hàm nhẹ nhàng bằng cách mở và khép miệng nhẹ nhàng.
- Dùng thức ăn mềm như mì ống, cơm hoặc súp.
- Uống nhiều nước.
- Chỉ bắt đầu đánh răng bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi nhổ, bỏ qua ngày đầu tiên. Cẩn thận để không chạm vào vết thương.
- Dùng thuốc bác sĩ kê đơn để giảm đau hoặc sưng.
- Nếu bạn bị sốt hoặc nếu cơn đau hoặc tình trạng sưng tấy không cải thiện, tìm đến bác sĩ ngay lập tức, vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Và không nên:
- Súc miệng quá mạnh. Nên súc miệng nhẹ bằng nước muối sau 24 giờ nhổ răng.
- Không ăn thức ăn cứng, giòn, dính vì có thể làm trầy xước vết thương.
- Hút thuốc: nicotin trong thuốc lá có tác dụng làm co mạch và giảm khả năng lưu thông máu, vì vậy có thể dẫn tới làm chậm quá trình lành vết thương.